Sử dụng cốp pha tròn trong thi công sẽ giúp tiết kiệm thời gian của dự án hơn so với các tấm ghép truyền thống để đổ bê tông. Bởi vì, cấu tạo của cốp pha tròn cơ bản là do những tấm thép ghép lại nột cách chặt chẽ với nhau tạo thành, nên vì thế thời gian lắp ghép, tháo dỡ và nâng độ cao cột chống sẽ giảm đi rất nhiều trong khi thi công công trình, đặc biệt là các công trình cao tầng sẽ đơn giản và tối ưu hóa thời gian.
– Sử dụng cốp pha tròn đã được định hình sẽ giúp bề mặt bê tông nhẵn, mịn và từ đó góp phần nâng cao chất lượng cột chống, tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
– Nhà thầu lựa chọn cốp pha tròn trong thi công sẽ giúp tiết kiệm chi phí từ 30-50% so với cốp pha panel, nhưng chất lượng sản phẩm cột chống vẫn được đảm bảo đúng chất lượng
– Cốp pha tròn với cấu tạo gọn nhẹ sẽ giúp quá trình vận chuyển hay thi công dễ dàng hơn và đảm bảo an toàn cho công trình và người lao động.
– Với đặc điểm cấu trúc định hình theo yêu cầu của nhà thầu nên sử dụng cốp pha tròn trong đổ bê tông sẽ giúp thông số liên quan đến cột chống chính xác hơn và đồng nhất trên chiều cao cột chống. Hơn nữa, khách hàng cũng có nhiều lựa chọn phong phú để đảm bảo lựa chọn được cốp pha thích hợp nhất cho bản thân mình.
– Vòng đời của cốp pha cột tròn dài vì thế nhà đầu tư có thể sử dụng cho nhiều công trình khác nhau mà vẫn đảm bảo chất lượng và độ bền theo thời gian, cũng như điều kiện môi trường thi công khắc nghiệt.
cốp pha tròn được chế tạo từ nhiều vật liệu khác nhau trong đó đa số là thép kỹ thuật, và có phương thẳng đứng giống cốp pha cột ngưng có hình tròn và được đặt một cách cố định. Cấu tạo của cốp pha tròn gồm các bộ phận sau:
– Mặt tole của cốp pha tròn có độ dày từ 2mm.
– Khung xương: ghép các tấm cốp pha vuông góc với nhau và thường sử dụng V4 với độ dày 4mm trong thi công .
– Thanh giằng : có chức năng giữ cố định các chỗ dễ bị phình bụng trong lúc đổ bê tông do các trụ tròn có tiết diện đường kính lớn, và thường sử dụng V5 độ dày 4mm trong thi công hiện nay.
– Bu lông: để khóa chặt các liên kết.